Trang chủMặc địnhBOOTSTRAPPING - TĂNG TRƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN GỌI VỐN?

BOOTSTRAPPING - TĂNG TRƯỞNG MÀ KHÔNG CẦN GỌI VỐN?

Người Quản Trị
7 tháng 4

Các chiến lược tài chính giúp xây dựng doanh nghiệp với lộ trình lên sàn chứng khoán nhưng các Founders vẫn giữ được quyền điều hành cần thiết để tiếp tục có động lực cống hiến xây dựng doanh nghiệp.

BOOTSTRAPPING là gì?

Bootstrapping khi được dịch sang tiếng Việt thì có khá nhiều nghĩa, tuỳ xem bối cảnh là ngành Công Nghệ, Tài Chính, hay Khởi Nghiệp Kinh Doanh.
Trong bối cảnh các bài viết của NQT về việc huy động vốn, IPO / Listing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, xin được dịch Bootstrapping theo nghĩa là "Tự Lực", nhưng sẽ vẫn dùng từ tiếng Anh này trong xuyên suốt phân tích phía dưới.
Hiểu đơn giản, Bootstrapping là qua trình doanh nghiệp xây dựng từ số 0 nhưng không thu hút vốn đầu tư bên ngoài (hoặc thu hút vốn tỉ trọng rất thấp). Dòng vốn để phát triển doanh nghiệp đa số đến từ chính founder tự dùng vốn của bản thân hoặc qua tối ưu dòng tiền dương đến từ vận hành kinh doanh

(Các chủ doanh nghiệp có thể gặp NQT và đội nhóm để tìm hiểu về chiến lược Securitize - Chứng khoán hoá tài sản, và chiến lược Loan Stock - Thế chấp cổ phần làm tài sản bảo đảm cho khoản vay khi theo đuổi chiến lược Bootstrapping)

4 ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG BOOTSTRAPPING

Khái niệm Bootstrapping được nhắc đến ở nhiều bài báo, cuốn sách, blog về chủ để khởi nghiệp kinh doanh nhưng một định nghĩa chính xác và thống nhất thì chưa có. Trong nội dung này, dựa trên các trải nghiệm NQT xin được tự đưa ra các định nghĩa chiến lược tài chính Bootstrapping bao gồm 5 dấu hiệu sau:
1. Cho đến khi lên sàn chứng khoán, Doanh nghiệp gần như không tăng Vốn Điều Lệ hoặc nếu có tăng thì các lần tăng vốn đó đều được góp với tỉ lệ chi phối đến từ chính Founders! (Chú ý tham khảo chiến lược Chứng Khoán Hoá Tài Sản & Chiến lược Vay Thế Chấp CP mà NQT hay chia sẻ tại lớp CFM: From Zero to IPO)
2. Nếu có các NĐT khác tham gia doanh nghiệp, thì tỉ trọng sở hữu và quyền biểu quyết thường nằm dưới 35%.
3. Doanh nghiệp có thể có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Undistributed After tax profit) và dùng gần như toàn bộ LNST này để tăng vốn chủ (chia cổ phiếu thưởng, ESOP cho cán bộ CNV)
4. Nếu doanh nghiệp chưa có LNST chưa phân phối, thì ít nhất cũng phải có Dòng tiền dương đến từ hoạt động kinh doanh (Positive Cashflow from Operating Activities) để có thể quay vòng tăng trưởng doanh thu. Thường dòng tiền này đến từ thu trước của khách hàng hoặc trả chậm cho nhà phân phối. (tham khảo chiến lược tối ưu dòng tiền và doanh thu REV-1st đã được NQT tổng hợp tại đây)

Chú ý: Đa số các chuyên gia tài chính trên thế giới nói chung và VN nói riêng cho rằng Bootstrapping chủ yếu áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp và không thành công trong huy động vốn thì mới áp dụng Bootstrapping. Tuy nhiên cá nhân NQT cho rằng Bootstrapping phù hợp nhất với doanh nghiệp kinh doanh có lãi và đang cần tăng trưởng mở rộng nhưng vẫn muốn duy trì tỉ lệ sở hữu, biểu quyết cao của Ban Lãnh Đạo. Chính vì thế, Bootstrapping trong giai đoạn tăng trưởng mở rộng thường được NQT tư vấn đi kèm với chiến lược Securitize (Chứng khoán hoá), Continuous Re - Valuation (Tái định giá liên tục), Loan Stock (Vay thế chấp cổ phiếu)...

SO SÁNH MÔ HÌNH BOOTSTRAPING (TỰ LỰC) VỚI EQUITY FUND RAISING (HUY ĐỘNG VỐN CỔ PHẦN)

A. 4 Điểm mạnh của mô hình tài chính huy động vốn cổ phần:

1. Dòng vốn mạnh: Gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) hoặc từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital) giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu USD nguồn vốn, tăng tốc nhanh hơn trong quá trình tăng trưởng quy mô (Business Scaling).
2.  Tư vấn chiến lược: Các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư uy tín không chỉ góp vốn tài chính vào doanh nghiệp mà còn có thể cung cấp (miễn phí/ có phí) các dịch vụ tư vấn chiến lược và xây dựng bản đồ tài chính doanh nghiệp hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
3. Mối quan hệ chất lượng: Không chỉ tiếp cận được cộng đồng các nhà đầu tư và quỹ, các doanh nghiệp còn có thể giao lưu học hỏi từ các doanh nghiệp khác cùng trong danh mục đầu tư của quỹ, giao lưu trao đổi xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau (Rất nhiều quỹ đầu tư xây dựng thành công một hệ sinh thái khởi nghiệp để các doanh nghiệp được họ đầu tư được cộng hưởng giá trị)
4.  Gia tăng uy tín: Việc công bố thông tin được quỹ đầu tư rót vốn, nhà đầu tư lớn là cổ đông giúp doanh nghiệp có thêm sự ảnh hưởng trên truyền thông và uy tín trong cộng đồng và trong mắt các nhà đầu tư tương lai. Tại Việt Nam nói riêng, khá nhiều doanh nghiệp sau khi nhận được vốn từ chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ - đã tận dụng thành công cơ hội này để mở rộng kinh doanh.

B. 03 thử thách rủi ro thường thấy khi huy động vốn cổ phần

1. Áp lực tăng trưởng quy mô và tiến độ hấp thụ vốn có thể khiến doanh nghiệp mở rộng thiếu kiểm soát, giảm chất lượng và quy trình giám sát chất lượng (Quality Assurance). Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu như các Founders và Ban Giám Đốc có tốc độ phát triển cá nhân (kiến thức, kinh nghiệm...) chậm hơn tốc độ gọi vốn. 
(Bạn có thể thảo luận cùng NQT trong nhóm chat tele dành riêng cho học viên học viện NQT Online Academy - Liên hệ Hotline 0937 22 6686 để được hướng dẫn)
2. Các quỹ và các NĐT lớn thường yêu cầu tỉ lệ sở hữu/ quyền biểu quyết tương đối lớn (trên 5%) của doanh nghiệp (Bạn có biết, theo định nghĩa của Luật Chứng Khoán 2019, cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp được gọi là cổ đông lớn?). Đôi lúc giữa Founder và các cổ đông lớn này trong doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung trong việc điều hành công ty, dẫn đến tranh chấp và mâu thuẫn trong Đại Hội Cổ Đông.
3. Các Founder thiếu kiến thức pháp lý về Luật Doanh Nghiệp và Luật Chứng Khoán có thể rơi vào các "bẫy pháp lý" khi gọi vốn từ các "cá mập", rủi ro bị mất quyền sở hữu, mất quyền điều hành công ty trong các vòng tăng vốn sau này. (NQT cũng hướng dẫn rất kĩ các chiến lược gia tăng tỉ trọng biểu quyết cho Founders tại chương trình coaching offline  CFM: From Zero to IPO)

C.  4 Điểm mạnh của mô hình tài chính Bootstrapping (Tự Lực):

1. Duy trì quyền kiểm soát: Do doanh nghiệp gần như không gọi vốn từ NĐT bên ngoài hoặc chỉ chia sẻ không quá 35% cho NĐT bên ngoài thông qua quá trình chứng khoán hoá doanh nghiệp (Securitize) nên Founder có thể tự tin việc điều hành doanh nghiệp vẫn nằm trong tay những người tâm huyết nhất với đứa con tinh thần của mình. Chú ý: Trong quá trình chứng khoán hoá tài sản/ doanh nghiệp, NQT thường tư vấn doanh nghiệp cần xây dựng Điều Lệ công ty cẩn trọng, với tầm nhìn trở thành một công ty đại chúng thông qua IPO/ Listing.
2. Thúc đẩy phát triển bản thân: Doanh nghiệp đi theo mô hình Bootstrapping buộc các founders phải tích cực chủ động trong việc phát triển bản thân HOẶC phải nhanh chóng mời/ thuê các cố vấn chuyên nghiệp sớm về đồng hành. Đồng thời, các founders cũng phát triển được kĩ năng đàm phán mạnh hơn với nhà cung ứng và khách hàng, vì đặc điểm 1 dòng vốn lớn của chiến lược Bootstrapping đến từ tối ưu dòng tiền công nợ khi vận hành.
3. Tốc độ phát triển doanh nghiệp đi cùng tốc độ phát triển cá nhân của Founders: Vì vậy, doanh nghiệp bootstrapping thường có tốc độ tăng trưởng ổn định, vững chắc, có thời gian phù hợp để cho lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân sự công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp, rèn luyện kĩ năng kiến thức của hệ thống trước khi "ra biển lớn"
4. Gắn kết mạnh hơn với khách hàng: Do Founder doanh nghiệp Bootstrapping gần như không dành thời gian để gọi vốn (Pitching) và chăm sóc theo đuổi nhà đầu tư, quỹ đầu tư, nên phần lớn các founders và nhân sự có thể dồn toàn lực để chăm sóc và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, tập trung gia tăng trải nghiệm Khách hàng, đặc biệt là các mô hình membership, mô hình prepaid (trả trước), mô hình Buy Now Pay Later (BNPL)

Equity Fund Raising
Huy Động Vốn Cổ Phần

1. Dòng vốn mạnh
2. Có thêm tư vấn chiến lược
3. Mối quan hệ chất lượng
4. Gia tăng uy tín

Bootstrapping
Tự Lực Tài Chính

1. Duy trì quyền kiểm soát cho Founders
2. Thúc đẩy phát triển bản thân
3. Phát triển bền vững phù hợp với tốc độ phát triển bản thân của founders
4. Gắn kết mạnh hơn với khách hàng

Năm 2022, Công ty cổ phần đầu tư CFM (Mã Chứng Khoán: CFM) do ông Nguyễn Quốc Trung làm Chủ tịch HĐQT đã chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty cổ phần SKK Chain & Franchise (SKK), nắm giữ gần 7% cổ phiếu của doanh nghiệp này. SKK Hiện đang sở hữu thương hiệu và cung ứng sản phẩm cho hệ thống gần 40 cửa hàng bán lẻ Sakuko - Đồ Nhật Nội Địa.

Một trong các lí do chính CFM quyết định nắm giữ cổ phiếu của SKK vì nhận thấy SKK là một doanh nghiệp có 11 năm Bootstrapping rất thành công (2011-2022) mà không hề dùng vốn của NĐT bên ngoài.

CÁC KHOÁ HỌC VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN CỦA NGUYỄN QUỐC TRUNG

Dịch Vụ Tư Vấn:
Lộ Trình Lên Sàn Chứng Khoán
Ekip của NQT cùng các đối tác là Công ty chứng khoán, công ty kiểm toán quốc tế sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp cho đến khi lên sàn thành công.

Liên hệ:  nqt@nguyenquoctrung.com

Khoá học:
From Zero to IPO

Khoá học offline 3 ngày về lộ trình đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.

Xem Lịch Học Gần Nhất.

Khoá học:
Holding & Investment Finance Management

Khoá học offline 2 ngày về chiến lược xây dựng và quản trị tập đoàn theo mô hình Holdings.

Xem Lịch Học Gần Nhất.

Khoá học:
IPO Decode
IPO Kickstart
IPO Speedup

Combo 3 khoá học online (video) về lộ trình đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.

Đăng ký ngay!

Khoá Học:
MONEYosophy

Khoá học offline 2 ngày về chiến lược quản trị vốn trong tài chính cá nhân.

Lịch Học Đang Được Cập Nhật.

Bạn có muốn nhận thêm những bài viết tương tự qua email?

Để lại Email của bạn, mỗi khi có bài viết mới nhất, người đầu tiên đọc được chắc chắn sẽ là bạn. Tất cả sẽ được gửi đến địa chỉ email của bạn!

Bạn có muốn nhận thêm những bài viết tương tự qua email?

Để lại Email của bạn, mỗi khi có bài viết mới nhất, người đầu tiên đọc được chắc chắn sẽ là bạn. Tất cả sẽ được gửi đến địa chỉ email của bạn!